Trong thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ mắc ca ngày càng tăng mà mức giá của nó lại khá cao, đã mang về một nguồn thu nhập không nhỏ cho người nông dân. Chính vì vậy mà việc nhân giống cây mắc ca để mở rộng diện tích canh tác đang là mối quan tâm hàng đầu của bà con. Vậy nên viện Eakmat sẽ chia sẻ những phương pháp nhân giống cây mắc ca phổ biến nhất của loại cây này ngay sau đây.
Nhân giống cây mắc ca hữu tính
Đây là cách nhân giống cây mắc ca truyền thống nhất được đa số những hộ canh tác có điều kiện kinh tế trung bình và thấp chọn lựa và áp dụng.
- Ưu điểm của phương pháp này là giá thành sản phẩm thấp, dễ thực hiện, thời gian ngắn. Có thể chọn lọc để tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao.
- Nhược điểm: Thời gian kiến thiết khá dài, khả năng sai quả không đều, đặc biệt tỷ lệ nhân biến động rất lớn do đó giá sản phẩm hạt sẽ thấp.
Nhân giống mắc ca vô tính
- Ngay bây giờ, xin mời nhà vườn cùng theo dõi các cách nhân giống mắc ca vô tính để có thể chọn được cách phù hợp nhất. Bao gồm có giâm hom, ghép mầm, ghép mắt, và ghép nối ngọn. Tất cả đều có ưu điểm chung là giữ được trọn vẹn những tính trạng tốt của cây mắc ca mẹ như năng suất cao, tỷ lệ nhân ổn định, thời gian kiến thiết ngắn.
Giâm hom cây mắc ca
- Khi áp dụng cách này thì rất nhanh chóng chúng ta đã có thể canh tác trực tiếp cây mắc ca ở khu vực mình muốn, sẽ giảm được thời gian cây nằm trong vườn ươm. Ngoài các ưu điểm trên thì nó còn có một số ưu điểm như:có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn và quanh năm. Nhược điểm của phương pháp này là bộ rễ, nếu không nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc thì sẽ hạn chế phát triển chiều sâu, làm cho cây chống chịu gió bão kém hơn các phương pháp khác. Tiêu chuẩn cây xuất vườn: bộ rễ ổn định, chiều cao cây trên 30cm.
Ghép mầm cây mắc ca
- Nếu chúng ta áp dụng cách thức này thì tỷ lệ cây sống là rất cao. Tuy nhiên nó cũng yêu cầu bà con phải có những thao tác kỹ thuật thật chính xác, nếu không sẽ dễ bị thất bại. Tiêu chuẩn giống cây mắc ca khi xuất vườn phải đạt chiều cao trên 30cm.
- Còn đối với phương pháp ghép mắt: thường áp dụng cho việc ghép cải tạo vườn cây vì lúc này cây có đường kính lớn và đã hoá gỗ nên việc ghép mắt là hiệu quả nhất.
Ghép nối ngọn cho mắc ca
- Đây là cách ghép có phần đơn giản và dễ thực hiện hơn khi nó không có yêu cầu cao với tay nghề của người ghép. Thông thường vị trí ghép có đường kính từ 4mm là đã có thể ghép được. Tiêu chuẩn cây xuất vườn là mắt ghép đã được cắt dây ghép, chồi có từ 1-2 tầng lá già ổn định. Chiều cao cây ghép, độ cao vị trí ghép theo viện Eakmat cho rằng không quan trọng lắm (nếu ghép mầm vị trí ghép chỉ cách cổ rễ không quá 10cm). Mà quan trọng nhất chính là kỹ thuật xử lý hố, bón lót, trồng mới và bón thúc trong giai đoạn 2 năm đầu. Vì nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng cũng như sự ổn định, khả năng chống chịu gió, chịu hạn của cây.
Trên đây là những hình thức nhân giống mắc ca được áp dụng nhiều nhất tại nước ta và trên cả thế giới. Hoặc để rút ngắn thời gian nhân giống và trồng mắc ca thì bà con có thể mua cây mắc ca giống đảm bảo chất lượng tại địa chỉ sau đây.
- Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat.
- Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.
- Số điện thoại: 0966.25.17.86.
- Email: giongcayeakmat.com@gmail.com
- Cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con nông dân.