Là loài cây có lợi ích kinh tế rất cao, giúp cho bà con vươn lên thoát nghèo nên tiêu đang dần được trồng rộng rãi và phổ biến hơn. Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc, hộ trồng đang phải đối mặt với hiện tượng cây hồ tiêu bị vàng lá. Hãy cùng viện Eakmat tìm hiểu về tác hại cũng như biện pháp phòng tránh loại bệnh này nhé.
Xem thêm bài viết hay: Hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu cho năng suất cao vượt trội.
Tại sao cây hồ tiêu bị vàng lá?
- Nếu bà con quan sát mà thấy các biểu hiện như rễ phát triển kém, có những vết sần màu thâm đen và cây bắt đầu suy kiệt, năng suất giảm sút thì đó là dấu hiệu cho cho thấy cây hồ tiêu bị vàng lá. Đây là bệnh do tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani, nấm Phytophthora spp, Pythium spp gây ra.
- Tuyến trùng Meloidogyne incognita sẽ tấn công vào các mô mềm của cây như rễ non hoặc đầu chóp rễ. Từ đó chúng cũng tạo ra các vết sần cho nấm tấn công, làm thối rễ và cây không thể hút được chất dinh dưỡng. Khiến cây ngừng sinh trường, bộ lá bị vàng và chết dần. số lượng và kích thước của những nốt sần sẽ phụ thuộc vào số lượng tuyến trùng xâm nhập vào cây, lúc vừa mới xâm nhập chúng sẽ chỉ có vài mm nhưng khi số lượng tăng lên thì có thể lên tới vài cm.
Tác hại của bệnh vàng lá ở tiêu
- Khi cây nhiễm bệnh thì trên lá sẽ chuyển sang màu vàng ở trong gân lá, tiếp theo sẽ bắt đầu lan khắp bề mặt lá. Sau cùng là các đốt lá cũng sẽ rụng dần đi và những tán lá trở nên thưa thớt. nguy hại nhất các gié hoa cũng bị rụng làm cho năng suất và chất lượng vườn tiêu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Bệnh vàng lá ở tiêu có sức lây lan rất nhanh nhưng khi cây mới phát bệnh thì chúng lại tập trung tại nơi tầng thấp của tán lá, rồi bắt đầu lan dần ra cả vườn tiêu. Nếu không thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện những triệu chứng thì chúng có thể khiến cả vườn cây bị mắc bệnh. Bệnh này khiến cây suy kiệt và vàng lá nhưng phải mất từ 2 đến 3 năm thì cây mới bắt đầu rụng đốt và thưa tán, khi bị đến những triệu chứng này thì cây không thể cứu được nữa.
Các biện pháp canh tác ngăn ngừa bệnh vàng lá ở tiêu
- Tại các khu đất nhiễm bệnh thì chúng ta tuyệt đối không sử dụng để ươm cây hay trồng tiêu mới. Bởi vì các tuyến trùng vẫn còn nằm ở trong đất, khi có vườn tiêu mới chúng vẫn có thể xâm nhập vào cây tiêu. Thay vào đó thì bà con cần luân canh các loại cây trồng khác nhau từ 2 – 3 năm để loại bỏ nấm và tuyến trùng rồi mới trồng tiêu lại.
- Nếu bà con muốn trồng lại tiêu thì phải vệ sinh cho đất thật kỹ lưỡng, dọn bỏ các thực vật và rễ của các cây cũ còn sót lại. Ngoài ra thì cũng cần cày và phơi đất trong mùa khô để tuyến trùng bị tiêu diệt. Hàng năm thì bổ sung thêm các loại phân vô cơ để cải tạo tăng độ mùn cho đất, chất dinh dưỡng để các loại vi sinh vật phát triển hơn. Điều đó sẽ giúp cây tiêu phát triển khỏe mạnh và có sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh.
- Hạn chế đào xới ở gần gốc cây để tránh tạo ra các vết thương hở ở gốc, vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho tuyến trùng và nấm tấn công vào rễ của cây. Thăm vườn thường xuyên để nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu của bệnh vàng lá ở tiêu. Khi vườn mới chỉ xuất hiện một số cây chớm bị bệnh thì có thể chủ động đào bỏ và tiêu hủy ra khỏi vườn.
Áp dụng biện pháp hóa học để ngăn ngừa cây hồ tiêu bị vàng lá
- Nếu cây mắc bệnh thì bà con có thể chọn một số loại thuốc hóa học như Viben C 50 BTN 0.3% (2- 4 lít dung dịch/gốc) cùng với những loại thuốc trừ tuyến trùng như Nokaph 10 G (20- 30 g/gốc), Oncol 20 ND 0,3 % (1- 4 lít dung dịch/gốc), Marshal 200 SC 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/gốc), Marshal 5 G (50 – 100 g/ gốc) để phun vào gốc cây.
- Căn cứ vào triệu chứng của bệnh, mức độ và phát sinh của vườn mà các hộ trồng sẽ điều chỉnh lượng thuốc sao cho hợp lí nhất. Khi phun thuốc cần chú ý phun từ 2 – 4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tháng để có thể phòng trừ nấm tốt nhất. Nếu không dùng các loại thuốc dạng phun thì ta có thể sử dụng các loại thuốc dạng bột hoặc dạng hạt. Tạo rãnh quanh gốc tiêu với độ sâu từ 10 – 20 cm cách gốc từ 20 – 50 cm rồi rải thuốc sau đó lấp đất lại. Vùng đất rải thuốc cần chú ý tạo được độ ẩm nhất định để thuốc có thể phát huy được hết tất cả các công dụng.
Để hạn chế bệnh vàng lá ở tiêu xảy ra thì các bạn nên chú ý quan sát, thực hiện các biện pháp phòng tránh tốt nhất. Ngoài ra bà con cũng cần chọn lựa những giống tiêu chất lượng, có khả năng chống bệnh cao để thu được kết quả tốt nhất.
Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat.
Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.
Số điện thoại: 0966.25.17.86.
Email: giongcayeakmat.com@gmail.com
Cung cấp những cây giống hồ tiêu đầu dòng tốt nhất cho bà con.