Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên

Kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là một trong những chủ đề khá hot đối với bà con nông dân tại khu vực Tây Nguyên. Như chúng ta ,đã biết thì đặc điểm môi trường sinh thái tại Tây nguyên rất thích hợp để trồng cà phê. Nên đây là loại cây chính để người dân nơi đây canh tác để ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu. Vậy nên mong rằng những kỹ thuật trồng chăm sóc cà phê ở Tây Nguyên sau đây sẽ giúp ích thật nhiều cho bà con.

kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên

Xem thêm:

Biểu hiện của bệnh nấm hồng trên cây cà phê và cách phòng trừ hiệu quả.
Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê nguyên nhân và cách phòng trừ.

Kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên

Thời điểm nên trồng cây cà phê

  • Thời điểm tốt nhất tiến hành kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên nói riêng và các tỉnh miền Đông Nam Bộ thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 khi thời tiết bắt đầu có mưa nhiều. Đối với các khu vực Duyên Hải Nam Trung bộ thường bắt đầu trồng mới cây cà phê từ tháng 8 đến cuối tháng 10.

Yêu cầu thổ nhưỡng trồng cà phê ở Tây Nguyên

  • Cà phê có thể canh tác trên nhiều loại đất khác nhau, chúng ta nên dựa vào yêu cầu sinh thái của từng loại giống để chọn những vị trí đất trồng hợp lý nhất, Thông thường cà phê thích hợp với những vùng đất bằng, có độ dốc từ 0 đến 15 độ, nhất là dưới 8 độ.
  • Cần có tầng đất dày trên 70 cm, mực nước ngầm sâu hơn 100 cm, dễ thoát nước và có hàm lượng mùn trên đất mặt dày từ 0- 20 cm là 2,5 % vì đây là nơi tập trung toàn bộ phần rễ tơ của cây nên các bạn cần chú ý chọn lựa kỹ.
  • Nếu trồng trên đất của những vùng cà phê già cỗi hay bị bệnh nặng thì phải nhổ bỏ, dọn dẹp sạch sẽ và cần có thời gian cải tạo đất ít nhất là 3 năm. Trong thời gian này, bà con cần áp dụng các biện pháp cải tạo như trồng các loại cây rau, đậu để diệt trừ hết các mầm mống của sâu bệnh và cải thiện độ mùn cho đất. Bởi vì đây cũng là một trong những cách trồng cà phê con được tốt hơn.

kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên

Tiêu chí chọn giống trồng cà phê tốt nhất

  • Trong trường hợp hộ nông dân muốn trồng cà phê bằng giống thực sinh khi trồng phải có đầy đủ các đặc điểm sau: Tuổi cây đạt từ 6 đến 8 tháng. Chiều cao của thân kẻ từ mặt bầu là 25 đến 35 cm, thân cây mọc thẳng. Số cặp lá thật là từ 5 đến 7 cặp lá. Đường kính gốc là từ 3 đến 4 mm. Cây không bị sâu bênh và được huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10 đến 15 ngày. Kích thước của bầu đất từ 15 x 25 cm.
  • Đối với giống cà phê ghép thì không những phải có đầy đủ những tiêu chuẩn nói trên của giống thực sinh, mà còn cần phải đạt những tiêu chuẩn như sau: Chồi ghép có chiều cao 10 cm, có ít nhất một cặp lá đã phát triển thành thục, và đã được ghép ít nhất một tháng trước khi gieo trồng.

Mật độ trồng cà phê hợp lý ở Tây Nguyên

Thông thường, có khoảng cách trồng cà phê phổ biến và khoa học nhất như sau:

  • Trong trường hợp đất tốt và bằng phẳng, chúng ta có thể thiết kế trồng cà phê với mật độ 3m x 3m.
  • Đối với những vùng đất xấu và có độ dốc trên 8 độ thì bà con có thể bố trí theo đường đồng mức với khoảng cách là 3 m và mật độ giữa các cây là 2,5m x 3m.

Cách trồng cà phê con ở Tây Nguyên

  • Kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên cũng tương tự như cách trồng cà phê thông dụng ở những địa phương khác: đầu tiên, chúng ta cũng tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50 cm. Rồi bón lót mỗi hố từ 5 – 10kg phân chuồng ủ hoai cùng với 0,5 kg phân lân và trộn đều với lớp đất mặt rồi lấp xuống hố. Công việc này cần thực hiện trước khi trồng cà phê 1 tháng.

kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên

  • Tại vị trí giữa hố đã chuẩn bị trước đó, chúng ta sẽ tạo một hố nhỏ có kích thước khoảng 30- 35 cm và to hơn bầu đất một chút. Các bạn lưu ý điều chỉnh hố trồng nhỏ ở giữa sao cho thẳng hàng với những cây khác. Nếu trồng 2 cây một hố thì hố trồng cần đào đủ kích thước cho cả 2 bầu đất và hai bầu cần phải cách nhau từ 20- 30 cm nhé.
  • Sau đó, bà con cắt dọc theo thân bầu và xé túi bầu nhẹ nhàng để không làm vỡ bầu đất, rồi mới đặt cây vào hố. Quan sát kỹ rồi cắt bỏ những rễ bị cong ở đáy bầu. Khi đặt bầu cần chú ý đặt bầu thấp hơn mặt đất từ 10 đến 15 cm (trồng âm). Dùng đất lấp dần bầu và nén chặt xung quanh bầu đất, tránh làm vỡ bầu ảnh hưởng đến bộ rễ. Dùng cọc để cố định cây, tránh bị gió thổi ngã, lung lay.
  • Sau khi trồng khoảng 1 tháng bà con cần chú ý trồng dặm thêm cho những cây bị chết hoặc sinh trưởng yếu ớt, bị bệnh. Cần kết thúc quá trình trồng dặm cho cây trước khi kết thúc mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng. Khi trồng dặm cần tiến hành móc hố và đào lại hố trồng nhỏ trên các hố đã chết.

Như vậy là các bạn đã nắm được kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên cụ thể và hiệu quả nhất để áp dụng với khu canh tác nhà mình sao cho đạt được sản lượng cao. Để có thể mua giống cây chất lượng nhất bà con có thể tìm đến địa chỉ sau:

Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat

Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.

Số điện thoại: 0966.25.17.86

Email: giongcayeakmat.com@gmail.com

Cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con.