Chia sẻ cách chăm sóc cây điều cho năng suất cao

Để cây trồng sinh trưởng một cách toàn diện và cho năng suất cao thì bên cạnh yếu tố trồng cây đúng kỹ thuật thì quá trình chăm sóc cũng tác động rất nhiều. Chính vì lẽ đó, mà hôm nay chúng tôi xin cung cấp với các bạn cách chăm sóc cây điều, loại cây công nghiệp có tiềm năng kinh tế cao cho người nông dân.

điều cao sản

Xem thêm bài viết hay: Thuyết minh về cây điều về giá trị kinh tế mà nó mang lại.

Bón phân là cách chăm sóc cây điều cần thiết nhất

Bón phân là một vấn đề quan trọng trong những cách chăm sóc cây điều, bên cạnh đó việc bón phân cần được thực hiện một cách chính xác theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn kiến thiết: Chúng ta sử dụng phân bón NPK có lượng đạm và lân cao (N, P), chia làm nhiều đợt, mỗi đợt bón cách nhau 1 – 2 tháng, hoà vào nước tưới ở gốc. Lượng phân tương ứng mỗi năm là 100g/cây (năm 1), 200g/cây (năm 2), 300g/cây (năm 3).
  • Giai đoạn cây ra hoa kết trái: Lúc này, các bạn bón từ 300 – 500g/cây phân NPK, chia đều từ 2 – 3 đợt trong năm, thời gian tốt nhất là vào đầu và cuối mùa mưa. Khi cây nuôi trái thì ta bón nhiều Kali, còn khi cây ra chồi thì bón nhiều N, P.

điều cao sản

Chăm sóc cây điều bằng công đoạn tưới nước, tỉa cành

  • Dựa vào tình hình tiết trời khô hạn thì các bạn nên chú ý cung cấp nước cho cây, nhưng vẫn cần chú ý đến việc thoát nước tránh để cây bị úng ngập, bà con có thể tạo bồn với kích cỡ 2 – 4m quanh gốc để tưới nước hoặc tưới bằng béc phun.
  • Tiến hành hãm ngọn khi cây đã cao 0,8 – 1m, giữ lại 3 – 5 cành chính mọc từ thân, tạo tán phát triển cân đối về các hướng. Sau mỗi kỳ thu hoạch thì cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô, cành không thể ra trái.

Thực hiện việc dọn cỏ cho cây điều

điều cao sản

  • Vào thời điểm, cây điều cao sản còn nhỏ, bà con hãy trồng xen canh những cây họ đậu để giảm bớt cỏ dại, tăng thêm thu nhập. Nhưng cần chú ý trồng các loại cây có chiều cao vừa phải với khoảng cách 1 – 1,5m với cây điều để tránh ảnh hưởng tới ánh sáng và không gian phát triển của cây. Khi cây đã lớn thì có thể dùng thuốc trừ cỏ để phun mỗi năm.

Phòng ngừa sâu bệnh để chăm sóc  điều

  • Các bạn cần lưu ý quan sát và tiêu diệt ngay nếu như thấy sâu bệnh xuất hiện, một số loài sâu thường hay gặp ở cây điều gồm có:
  • Sâu đục thân, đục cành: chúng ta nên phun thuốc trừ sâu vào gốc cây, vỏ cây để diệt ấu trùng. Nếu như đã bị ấu trùng tấn công thì phải chặt cành, bắt sâu con, đồng thời dùng vôi, vải tẩm thuốc quấn quanh gốc để tiêu diệt và hạn chế ấu trùng, sâu con.
  • Sâu ăn lá, đọt non: chủ yếu do bọ trĩ, rầy mềm, bọ xít gây ra. Chúng có thể xuất hiện và tấn công quanh năm, nhất là vào lúc cây mọc ngọn non, nên chúng ta cần phun khoảng 15 – 30 ngày/lần những loại thuốc có độc tính mạnh để phòng ngừa.
  • Bệnh khô cành, thán thư: Thường xảy ra khi tới mùa mưa, độ ẩm tăng cao, các chủng nấm hại cây sẽ gây ra loại bệnh này. Các bạn có thể dùng thuốc COC85, Ridomil Gold, Aliette … để phun 7 – 10 ngày/lần khi cây bị nhiễm.

Để có được một mùa vụ bội thu và chất lượng thì các nhà vườn đã phải bỏ ra nhiều công sức trong quá trình nuôi trồng, chăm bón. Mong rằng với những kiến thức về cách chăm sóc cây điều mà vườn ươm Eakmat vừa chia sẻ sẽ giúp đỡ phần nào cho bà con trong việc phát triển kinh tế.

Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat

Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.

Số điện thoại: 0966.25.17.86

Email: giongcayeakmat.com@gmail.com

Chuyên cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con nông dân.