Cách phòng ngừa rệp sáp hại cà phê hữu hiệu nhất 2019

Rệp sáp hại cà phê (còn gọi là rệp bông, rệp phấn trắng) có tác hại vô cùng nặng nề đến năng suất và sinh trưởng của cây cà phê. Nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời có thể gây rụng trái, khô cành, nặng hơn là có thể làm chết cây. Sau đây, viện Eakmat sẽ cung cấp cho bà con nhận biết được cũng như những biện pháp chăm sóc cà phê tốt nhất để ngăn ngừa loại dịch này.

phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Một số đặc điểm nhận biết rệp sáp hại cà phê

  • Về hình dáng bên ngoài của loài rệp này vô số những sợi sáp trắng dày và ngắn tạo thành lớp bao quanh thân, còn bên trong lại có màu hồng. Có thời gian vòng đời từ 26 – 40 ngày, rệp sáp hại cà phê thường đẻ trứng ở kẽ lá, chùm hoặc nụ hoa với số lượng lên đến 500 trứng, giai đoạn trứng từ 5 – 7 ngày. Khi rệp con được vài ngày tuổi là đã bò ra tấn công phá hại được cây.
  • Loài rệp này thường hay xuất hiện vào lúc cà phê đang nở hoa cho đến hết mùa vụ thu hoạch, thời điểm hoạt động và tấn công mạnh nhất của chúng là vào mùa khô và đầu mùa mưa. Tới khi mưa nhiều thì chúng mới bắt đầu giảm sức tấn công. Ngoài ra, chúng còn kéo theo những loài côn trùng gây hại khác như kiến, rệp vẩy xanh, …

phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Xem thêm: Đặc điểm của giống cà phê xanh lùn TS5 năng suất vượt trội.

Ảnh hưởng của rệp sáp hại cà phê

  • Loại hại rễ: chúng trú ẩn trong đất, bám quanh bộ phận rễ cà phê, rồi bắt đầu chích hút đồng thời tạo ra lớp sáp quanh rễ khiến rễ không hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng. Tại những vị trí bọ sáp chích cũng là nơi phát sinh các loại nấm hại rễ. Cây bị rệp tấn công rễ thường còi cọc, vàng úa, quả rụng non, một thời gian nếu không chữa trị cây sẽ chết.
  • Loại hại lá và quả: khi tới mùa mưa rệp sẽ đẻ trứng ở những cơ quan của cây như lá, bông, chùm quả. Sau khi trứng nở, rệp con nhanh chóng tìm nơi sinh sống và ít di chuyển.
  • Chúng thường sống tập trung, chích hút nhựa cây, gây héo ngọn, khô lá, vàng rụng quả non. Giảm năng suất cũng như chất lượng quả Những vị trí rệp sáp hại cà phê sinh sống thường xuất hiện kèm nấm hồng, nấm bồ hóng, làm giảm khả năng quang hợp, cũng như lây lan ra nhiều nới khác trên cây.

phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Cách ngăn ngừa rệp sáp hại cà phê

  • Để phòng ngừa rệp sáp hại cà phê, các hộ trồng cần phải chú trọng kiểm tra khu canh tác cà phê thường xuyên, đặc biệt là vào lúc diễn ra mùa khô. Bên cạnh đó cần áp dụng kết hợp các biện pháp canh tác lẫn biện pháp hoá học đi kèm với nhau.
  • Đối với biện pháp canh tác: cần phải tỉa cành, vệ sinh khu vực trồng cà phê sao cho thông thoáng, nhằm tránh tạo điều kiện cho rệp sáp tấn công.
  • Chặt bỏ và đốt những cành cây bị rệp sáp tấn cống, sử dụng những loài thiên địch như rùa đỏ, bọ mắt vàng, …để tiêu diệt rệp sáp.

Các thuốc trừ rệp sáp cà phê

  • Sau đây là danh sách những thuốc hoá học được khuyên dùng để phòng ngừa rệp sáp hại cà phê một cách tốt nhất.
  • Thuốc chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC, Pyrinex 20 EC).
  • Thuốc chứa hoạt chất Diazinon (Diazan 10GR).
  • Thuốc chứa hoạt chất Cypermethrin (SecSaigon 50EC).
  • Thuốc chứa hoạt chất Cypermethrin + Profenofos (Polytrin P 440 EC).
  • Thuốc chứa hoạt chất Chlorpyrifos Methyl (Sago – Super 20EC).

Ngoài ra, để có thể phòng tránh được rệp sáp hại cà phê tốt nhất thì các hộ canh tác cũng nên chú ý chọn những cây giống tốt nhất, có khả năng chống sâu bệnh cao. Để liên hệ mua giống, các bạn hãy tìm đến địa chỉ trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat. Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak. Số điện thoại: 0966.25.17.86. Email: giongcayeakmat.com@gmail.com. Cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con ở nước ta.