Kỹ thuật chăm sóc bơ cho năng suất cao

Nhờ thiên nhiên ưu đãi mà ở nước ta đã có rất nhiều cây trồng có đặc điểm phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng này. Đặc biệt, phải nói tới quả bơ chính là loại trái cây bổ dưỡng được khá nhiều người yêu thích. Chính vì vậy, mà diện tích trồng bơ ngày một tăng cao, nhưng làm cách nào để chăm sóc bơ thì rất ít bà con có thể nắm được đầy đủ.

chăm sóc cây bơ

Yếu tố cần thiết để chăm sóc bơ tốt nhất

  • Phân bón cùng nước tưới chính là 2 vấn đề cần thiết nhất đối với quá trình chăm sóc bơ, giúp cho cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cho sản lượng cao.

 Bón phân cho bơ

  • Năm đầu tiên: Khi bà con trồng cây bơ giống tầm 20 ngày thì nên bón thúc cho cây bơ. Sử dụng phân NPK tỉ lệ 2:2:1, 100g/hố. Sau đó tiếp tục bón liều lượng như trên nhưng khoảng cách từ 30 ngày 1 lần.
  • Năm tiếp theo: Tiếp tục bón NPK với liều lượng tăng lên 200 – 300g/gốc. Mỗi năm bón 6 lần, 3 lần vào mùa mưa, 3 lần vào mùa khô.
  • Năm thứ ba trở đi: Nếu là bơ ghép thì từ năm thứ 3 cây bắt đầu ra quả bói, khi quả được 1 tháng đến khi thu hoạch thì chia làm 3 đợt bón, mỗi đợt 2kg phân NPK. Sau khi thu hoạch thì bón bổ sung 1 – 2kg Ure và cắt tỉa cành yếu để chăm sóc cây bơ nhanh chóng hồi phục.

chăm sóc cây bơ

 Tưới nước cho vườn bơ

  • Năm đầu: Lúc trồng bơ Hass xong nên tưới nước ngay, nếu trồng vào mùa khô thì 3-5 ngày sau phải tưới lại kết hợp với phủ gốc bằng rơm, cỏ khô… Sau đó cứ 10-15 ngày tưới 1 lần. Nên đánh bồn 1 x 1m để tiện cho việc tưới nước.
  • Năm thứ 2: Tuy rễ đã ăn sâu nhưng vẫn phải thường xuyên tưới bổ sung trong mùa khô, khoảng 4 – 5 đợt, mỗi đợt cách nhau 15-20 ngày. Năm thứ 3 về sau: Nếu trồng xen thì không cần phải tưới nước. Còn trồng thuần thì khoảng 20 – 25 ngày tưới một đợt.

Những công đoạn cần chú ý trong quá trình chăm sóc bơ

Tỉa cành, chăm cây bơ

  • Đối với khu vườn trồng xen canh, các bạn chỉ giữ 1 cành mọc từ chồi ghép, để cây dồn chất dinh dưỡng cho cành này. Khi cây cao hơn tán cây trồng xen 1 – 2 m tiến hành hãm ngọn để cây ra cành ngang.
  • Đối với khu vườn trồng thuần, chúng ta có thể để cây phát triển tự nhiên rồi bấm ngọn khi cây cao từ 60 – 70 cm. Sau đó cắt tỉa cành chồng chéo, chồi vượt… tạo tán đồng đều.
  • Khi cây đã định hình và vào giai đoạn thu hoạch, cần thường xuyên loại bỏ cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh. Những cành nhỏ nhưng mọc nhiều trái thì cần phải có biện pháp chống đỡ vì cành bơ rất giòn, dễ gẫy đổ.

chăm sóc cây bơ

Phòng trừ sâu hại cho cây bơ

  • Bơ tứ quý hay những giống bơ khác rất dễ bị sâu, nấm bệnh gây hại tấn công như sâu ăn lá, rầy bông, nấm bệnh thối rễ, đốm lá… Các bạn nên chú ý thường xuyên quan sát để nhanh chóng phát hiện được bệnh để có những biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Với những hướng dẫn rất cụ thể về kỹ thuật chăm sóc bơ như trên, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ áp dụng thật linh hoạt cho khu vườn nhà mình. Để từ đó có những mùa vụ đạt năng suất và chất lượng thật cao. Khi có nhu cầu mua giống cây, hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ sau. Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat. Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak. Số điện thoại: 0966.25.17.86.Email: giongcayeakmat.com@gmail.com. Chúng tôi, chuyên cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con nông dân ở nước ta hiện nay.