Cách phòng ngừa bệnh chết chậm trên cây bơ hiệu quả

Tuy bơ là giống cây dễ tính khi trồng, chăm bón tuy nhiên cũng sẽ khó tránh khỏi việc bị bệnh chết chậm trên cây bơ. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân nhằm giúp bà con có thể nhận biết, khắc phục được tình trạng sinh trưởng kém của cây và rút kinh nghiệm cho những lần canh tác về sau.

bơ bị chết chậm

Xem thêm:

Cách đặc trị bệnh loét và thối thân trên cây bơ tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc bơ cho năng suất cao.

Lý do gây bệnh chết chậm trên cây bơ

Có rất nhiều lý do khiến cho bệnh chết chậm trên cây bơ xuất hiện khi bà con chưa áp dụng chính xác những kỹ thuật trồng bơ như:

  • Giống bơ ghép chưa đủ quy cách, tiêu chuẩn xuất vườn.
  • Hố đào không đủ sâu (80cm) để bộ rể phát triển hoặc trồng quá trũng sâu >20cm.
  • Khi trồng không cắt đáy và rút bịch mà xé từ trên xuống, bầu đất bị vỡ làm động rễ, cây bơ có thể không chết nhưng chậm phát triển.
  • Khi chúng ta trồng vào cuối mùa mưa trong lúc bộ rễ chưa kịp sinh trưởng thì cây bị nắng rọi trực tiếp khi chuyển sang mùa khô.
  • Do khi trồng chúng ta cắm que không đúng cách hoặc không cắm que nên cây bị gió lay động thường xuyên.
  • Khi trồng giữa 4 cây cà phê, cây bơ bị cạnh tranh dinh dưỡng, thiếu nắng, ẩm rợp, cây dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.

bơ bị chết chậm

Nguyên nhân khiến bơ bị chết chậm do chăm sóc sai cách

Không chỉ do mắc lỗi khi trồng mà nếu như các bạn thực hiện sai cách trong quá trình chăm sóc thì cũng sẽ làm cho bơ bị chết chậm:

  • Trong 2 năm đầu, cây bơ thiếu nước hoặc dư nước đều kém phát triển, cụ thể như: tưới quá đẫm, hay nước mưa tràn vào hố hơn 04 giờ, Đất thoát nước kém, làm cho cây bị úng nước, sau đó để nền đất khô nứt dẫn đến đứt rễ con mới phát triển
  • Cây sẽ chậm sinh trưởng nếu không có đủ dưỡng chất, không có bón lót, phân chưa hoai, hoặc bị những cây trồng khác cạnh tranh nguồn dưỡng chất.
  • Bón phân sai cách, để phân tiếp xúc trực tiếp với gốc cây con, gây loét, lở gốc.
  • Tủ gốc không đúng cách, không chừa quanh cổ rể 10-15cm, tạo ẩm gây thối, loét cổ rể
  • Không phòng trị rệp, mối, côn trùng hại rễ giai đọan cây con hoặc do một số bệnh hại khác xâm nhập nhưng chưa gây chết.

bơ bị chết chậm

Cách phòng tránh bệnh chết chậm trên cây bơ

Để hạn chế việc cây bơ bị chết chậm, chúng ta nên chú ý đến những yếu tố như sau:

  • Nên chọn những giống bơ sạch bệnh, chồi ghép phát triển mạnh, vị trí ghép không bị nổi u sần hoặc dây ghép hằn quá sâu vào thân.
  • Ưu tiên các giống bơ sinh trưởng mạnh như bơ booth, bơ 034, bơ reed, bơ pinkerton.
  • Thường xuyên cắt tỉa cành, dọn cỏ dại vườn tược, tạo sự thông thoáng đủ ánh sáng.
  • Khi xuống giống không nên trồng quá sâu, nên vun gốc cao hơn xung quanh, tránh đọng nước.
  • Trong mùa mưa, cần có các biện pháp đánh rãnh, khơi thông dòng chảy, giúp thoát nước nhanh nhất có thể.
  • Bón phân cân đối giữa hữu cơ và vô cơ, hàng năm nên bổ sung thêm thuốc đối kháng Trichoderma thông qua phun xịt hoặc trộn vào đất.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ tương đối đầy đủ và cụ thể như trên, mong rằng bà con sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để có thể hạn chế được bệnh chết chậm trên cây bơ. Ngoài ra, các bạn có thể tìm được những giống bơ đa dạng, khoẻ mạnh tại vườn ươm của chúng tôi sau đây:

Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat.

Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.

Số điện thoại: 0966.25.17.86.

Email: giongcayeakmat.com@gmail.com

Cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con cùng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn với mức giá ưu đãi.