Những năm gần đây số lượng người trồng cây Đàn Hương Ấn Độ ngày càng tăng, có rất nhiều những kỹ sư nông nghiệp đã nghiên cứu chuyên sâu và đúc kết ra những kinh nghiệm để trồng loại cây rừng này cho năng suất và chất lượng người trồng cần lưu ý một số yếu tố sau.
Một số lưu ý khi trồng cây Đàn Hương Ấn Độ
Xử lý hạt giống nảy mầm
Ước chừng có khoảng 16 loại Đàn Hương nhưng có 2 loại hay được trồng nhiều và thích hợp ở nước ta là Đàn Hương Ấn Độ và Đàn Hương Úc. Trong đó Đàn Hương Ấn Độ được trồng nhiều và có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong tự nhiên hạt của cây Đàn Hương Ấn Độ rất khó nảy mầm tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 5-10% sau khi được thu nhặt được sử dụng biện pháp kích thích nãy mầm theo phương pháp nhân tạo. Nhưng vì một số lý do về nguồn gốc và giá thành nên những công nghệ tiên tiến chưa được chuyển giao. Đa số công nghệ xử lý hạt bằng hóa học GA3 để kích thích nảy mầm, đặc điểm của phương pháp này là giúp dãn tế bào do đó hạt sẽ nãy mầm dể hơn và tỷ lệ nở sẽ cao hơn. Nhưng theo nghiên cứu của tổ chức Ấn Độ những hạt giống được ngâm GA3 sẽ khó hình thành lõi gỗ và tỷ lệ tinh dầu ít. Do đó muốn có được cây Đàn Hương tốt người trồng không nên tham rẻ mua giống cây trôi nổi, không có nguồn gốc rỏ ràng có bằng chứng tin cậy.
Chọn đất trồng phù hợp
Để cây nhanh phát triển và tỷ lệ cây con sống cao cần chọn đất phù hợp để trông. Đất thích hợp nhất là đất cat, đất sỏi, đất sét… có độ PH trong khoảng 6-7.5. Lưu ý nên trồng cây có tầng đất dày trên 1m và độ dốc không quá 35 độ. Là loại cây không chịu được ngập úng do đó không trồng Đàn Hương những nơi ngập úng hay thoát nước kém. Những nơi ven biển nơi có gió to cần có vành đai chắn gió tốt như phi lao, muồn đen, nhiệt độ không nên quá lạnh quá 5 độ C vào mua đông nếu nhiệu độ xuống 0 độ C cây sẽ chết.
Chọn cây ký chủ phù hợp
Là loại cây sống bán kí sinh nên cần có một cây ký chủ phù hợp được trồng bên cạnh để cung cấp một số vi lượng cho cây phát triển. Có nhiều loại cây ký chủ để trồng cạnh Đàn Hương từ cây công nghiệp, lâm nghiệp cho tới cây bụi có hơn 300 loại khác nhau thích hợp để trông kế bên, do đó tính toán kinh tế cũng là một vấn đề chọn lựa thâth khoa học dựa trên điều kiên thực địa và tăng thêm thu nhập trong thời gian chăm sóc thu hoạch cây Đàn Hương.
Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc Đàn Hương
Là cây thân gỗ lấy lõi nên do đó cần cắt tỉa cành để tập trung nuôi thân cây, cây phát triển càng cao càng tốt. Cần tỉa ngọn cho cây để cây phát triển theo hình chóp nón, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật FACE, IPCD để cây phát triển tốt và sản lượng thu hoạch cao nhất.
Trên đây là những lưu ý cần thiết nhất để có thể trồng cây Đàn Hương Ấn Độ thành rừng và phát triển tốt năng suất cao nhất. Hãy cùng các chuyên gia lâm nghiệp thường xuyên thăm vườn để có những định hướng phát triển cho vườn cây của mình.