Sầu riêng là một loại trái cây đặc sản của khu vực Tây Nguyên, ai đã từng ăn hẳn sẽ không quên được mùi vị thơm đậm, béo ngậy của loại quả này. Nhưng có một điều nhiều người còn chưa biết đó là sầu riêng không những có cơm vàng óng như chúng ta vẫn thường thấy mà hiện nay nó còn có loại cơm màu đỏ rực rỡ và thơm ngon hơn rất nhiều lần đó là sầu riêng ruột đỏ. Vậy cách trồng và chăm sóc như thế nào để cây sầu riêng cho năng suất cao, chất lương thì mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây sầu riêng ruột đỏ đúng chuẩn
Bán giống cây sầu riêng ruột đỏ thuần chủng từ Malaysia
Cách trồng và chăm sóc giống sầu riêng ruột đỏ
Hướng dẫn cách trồng
– Chọn giống: Đây là bước rất quan trọng, hiện nay đa số sầu riêng ruột đỏ đều được trồng bằng giống cây ghép. Những cây con giống được chọn phải khỏe mạnh, lá to, không sâu bệnh,có đường kính thân cây khoảng 3cm và chiều cao khoảng 50cm trở lên.
– Làm đất: Sầu riêng ruột đỏ khá dễ trồng, không kén đất nên bạn có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ, đất thịt, đất pha cát nhưng phải trồng trên đất tơi xốp và có lối thoát nước.
– Hố trồng: Đào hố có đường kính khoảng 60cm và trước khi đào cần làm sạch đất, không để cỏ dại mọc xung quanh hổ, bón phân lót trước khi trồng 1 tháng.
– Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa mưa , tầm tháng 5 đến tháng 8, để đỡ công tưới và đất ẩm giúp cây nhanh phát triển.
Khi đã chuẩn bị xong hố trồng và cây trồng chúng ta bắt đầu trồng sầu riêng ruột đỏ, cắt bỏ phần đáy của bầu đất, dùng kéo cắt đứt phần rễ thừa quấn quanh đáy. Sau đó đặt cây thẳng đứng xuống giữa hố, dùng dao sắc cắt một đường dọc ở túi nilon rồi nhẹ nhàng tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư hại bộ rễ cây.
– Phủ đất ở miệng bầu cao hơn bên ngoài rồi nén chặt tay để khi tưới nước không bị đọng lại ở rễ cây sẽ gây úng nước.
– Khi trồng xong, dùng cành tre hoặc gỗ dài khoảng 1 – 2m cắm gần gốc để đỡ cho cây không bị gãy đổ.
– Cần tưới nước thường suyên sau khi trồng để đảm bảo cây có đủ độ ẩm.
– Sử dụng lá chuối hoặc cây khô để che nắng cho cây con mới trồng, bên cạch đó chúng ta có thể tủ rơm quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc sầu riêng ruột đỏ sau khi trồng
Bón phân: Năm đầu sau khi trồng không nên bón quá nhiều phân sẽ làm cây bị cháy, có thể kết hợp cả phân hữu cơ và phân hóa học để bón cho cây. Lượng phân bón tăng dần qua mỗi năm
và chú ý cần bón theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Cắt tỉa cành: Khi cây bắt đầu phát triển tán thì bà con nên chú ý tỉa bớt những cành tăm mọc bên ngoài và vặt chồi ở dưới gốc chỉ để lại 1 ngọn chính, Cây sầu riêng chỉ để cao tầm 5-6 m, không nên để cây vươn cao quá sẽ dễ bị giá quật gãy ngọn.
Sầu riêng ruột đỏ là loại cây tương đối mới, Hiện nay nhiều nhà vườn đã bắt đầu trồng thử nghiệm, bước đầu cho ra kết quả tương đối tốt, trong tương lai loại sầu riêng này chắc chắn loại cây này sẽ còn phát triển hơn nữa.