Bệnh nấm hồng một trong những bệnh hại nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng khô héo, rụng trái non và tệ hại hơn nữa là chết cây. Khi cây nhiễm bệnh sẽ lan trên diện rộng, hộ trồng cần có biện pháp ngăn ngừa kịp thời để tránh gây thiệt hại lớn cho vườn cà phê Tr9.
Triệu chứng biểu hiện và tác hại của bệnh nấm hồng
Biểu hiện của bệnh dễ thấy nhất là trên cành ngay vị trí tiếp giáp với thân và cành mọc ngang. Thời gian đầu bệnh chỉ xuất hiện một vài đốm nâu có màu hồng nhạt, về sau vết bệnh sẽ lan rộng dần ra, trên mặt sẽ xuất hiện những bào tử nấm hồng. Cây nhiễm bệnh có màu sắc trắng xám và chúng lan ra hết cành trong thời gian nhanh ngắn nhất có thể.
Thời tiết thuận lợi chính là lúc bệnh nấm hồng bùng phát nhanh mạnh mẽ, bệnh chạy dọc hết phần thân lẫn cành rồi sau đó lan rộng dần ra hết cây. Tạo điều kiện cho một số loại nấm bệnh ký sinh và tấn công phá hủy mạch dẫn. Khiến cho cây không thể nào hút được nước lẫn dinh dưỡng để nuôi thân và cành lá.
Tệ hơn nữa cây cà phê bị bệnh nấm hồng khi nhiễm bệnh nặng sẽ không thể nào quang hợp được, chúng nhanh chóng héo úa rồi sau đó rụng dần đi. Khi cành trái bị xâm hại và chết khô rồi rụng trái non dần đi, cây sinh trưởng kém và năng suất cũng giảm suất dần.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản nếu cây nhiễm bệnh khả năng kháng bệnh lúc này kém và chết cây khả năng xẩy ra rất cao. Khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh tùy thuộc vào độ kháng bệnh của cây, trường hợp cây nhiễm bệnh nặng có thể chết ½ tán.
Bệnh bùng phát mạnh khi gặp thời tiết thuận lợi như ẩm độ cao, nhiều ánh sáng. Bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa hoặc tầng trên của cây cà phê. Ở các tỉnh Tây Nguyên bệnh bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm tháng 6-7 lúc này thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh sinh sôi phát tản nhanh chóng.
Biện pháp phòng trừ
Giảm bớt ẩm độ bên trong tán lẫn lá, tăng cường ánh sáng trực tiếp cho khu vườn trồng cà phê đúng với mật độ quy định. Những cành yếu ớt, cành tâm cần loại bỏ vì cành nào càng nằm khuất trong tán và cành thì càng dễ bị sâu bệnh tấn công.
Xây dựng phân bố hệ thống thoát nước cho khu vườn một cách hợp lý. Giảm độ ẩm trong vườn vào mùa mưa nhầm tránh tạo điều kiện thuận lợi cho khiến mầm bệnh phát sinh.
Những cành cây bị nhiễm bệnh cần mang ra khỏi vườn để tiêu hủy, kiểm tra vườn thường xuyên. Sử dụng thuốc BVTV để phun diệt trừ khi phát hiện vườn cây có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Phun Bordeaux, Saizole 5SL, Anvil 5SC với nồng độ 5%, quét thuốc lên cành hai lần và mỗi lần thực hiện cách nhau 10 ngày. Khi vườn có triệu chứng lây lan rộng hộ nông dân cần phun thuốc trên diện rộng.
Nắm bắt triệu chứng biểu hiện và cách phòng bệnh nấm hồng trên cây cà phê là điều mà bà con nông dân phải ghi nhớ. Để áp dụng chăm sóc vườn cây của mình sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao cuối vụ thu hoạch.