Cách phòng ngừa bệnh ghẻ vỏ bơ hiệu quả nhất hiện nay

Bơ vốn là thứ quả bổ dưỡng được thị trường ưa thích, do vậy những trái bơ có lớp vỏ đẹp mắt, bóng bẩy hoàn hảo sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, khi bệnh ghẻ vỏ bơ tấn công thì đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của khách hàng, làm giảm đi nguồn thu nhập của các nhà vườn. Vậy biểu hiện của bệnh cũng như làm cách gì để ngăn ngừa  bệnh ghẻ vỏ quả bơ. Bà con trồng cây ăn trái hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin chi tiết được chia sẻ qua bài viết sau đây nhé!

phòng ngừa bệnh ghẻ vỏ bơ

Xem thêm:

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá bơ tốt nhất hiện nay.
Cách phòng ngừa bệnh chết chậm trên cây bơ hiệu quả.

Tác nhân gây bệnh ghẻ vỏ bơ

  • Với những yếu tố như mưa nhiều, không khí ẩm tăng lên, mặt đất có những hố nước đọng thì nấm gây bệnh ghẻ vỏ bơ sẽ có điều kiện thuận lợi xuất hiện, và xâm nhập vào các phần mô non của cây. Nấm có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cây bơ như cành, lá, thân và đặc biệt nhiều nhất ở quả bơ.
  • Đây là một bệnh có tính chất dễ lan qua mưa, gió hay vì côn trùng như bọ trĩ. Nếu cây có vết thương hở cũng là điều kiện cho nấm xâm hại và các vi sinh vật cũng bắt đầu phát sinh nhiều hơn. Thông thường nấm sẽ hoạt động chủ yếu vào mùa đông nhưng khi đến mùa mưa nấm bệnh sẽ bùng phát và bắt đầu gây hại lên quả.

phòng ngừa bệnh ghẻ vỏ bơ

Tác động xấu của bệnh ghẻ quả bơ đến lá cây

  • Trong thời kỳ khi cây mới mắc bệnh ghẻ quả bơ, thì ở vị trí những nơi tàng cây cao, hay phần đầu ngọn sẽ có những vết bệnh nhỏ, màu đỏ, sau đó sẽ lan dần ra cả bề mặt của lá. Những mặt lá ở phía trên sẽ thường bị xâm nhiễm và xuất hiện hoại tử nhiều hơn. Lá thường bị biến dạng và teo nhỏ, những lá bị nặng sẽ rụng và lây lan ra cả cành cây.

Tác động xấu của bệnh ghẻ vỏ bơ đến trái bơ

  • Đây luôn là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bệnh này, vì nó không còn giữ được sự hoàn mỹ vốn có của trái. Khi mới mắc bệnh, trên vỏ sẽ có những vết bệnh nâu hoặc nâu tím và có dạng hình bầu dục, và hơi gờ ra phía bên ngoài. Sau đó chúng sẽ xuất hiện nhiều hơn và liên kết với nhau làm trái bị thâm đen. Khi quả bị bệnh nặng thì phần giữa của quả sẽ bị nứt và xuất hiện mạng, toàn vỏ đều trở nên sần sùi.

phòng ngừa bệnh ghẻ vỏ bơ

Phương thức phòng ngừa bệnh ghẻ vỏ bơ

  • Đầu tiên, các hộ canh tác lưu ý cần chọn lựa những giống cây khoẻ mạnh, đảm bảo tính chống bệnh cao, thích ứng rộng.
  • Chú ý đến các biện pháp kỹ thuật, tạo độ thông thoáng cho vườn cây, tạo ánh sáng trực tiếp vào vườn, tránh cho độ ẩm quá cao, để cây được sinh trưởng tốt hơn. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện những cành bị bệnh và loại bỏ chúng ra khỏi vườn.
  • Cần diệt trừ những loài sâu hại trực tiếp lên vỏ của trái bơ qua đường chích hút như bọ trĩ vì chúng vừa làm hỏng vỏ quả mà trứng bọ trĩ còn có thể ký sinh vào những trái non và tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Khi bệnh nặng, bà con có thể phun các loại thuốc như Benomyl, Dicopper clorua trihydroxide, Đồng Sunfat hoặc Hydroxit đồng để trừ nấm. Nên phun vào những thời kỳ như lúc cây ra hoa hoặc gần cuối kỳ nở hoa. Sau khoảng 3 đến 4 tuần lại phun một lần để tăng khả năng đậu quả và bảo vệ quả.

Với những thông tin về cách phòng ngừa bệnh ghẻ vỏ bơ mà chúng tôi đã chia sẻ như trên bài, mong rằng các bạn sẽ áp dụng thành công để bảo vệ cho khu vườn nhà mình. Bà con cũng có thể mua những giống cây bơ có khả năng kháng bệnh để thuận tiện cho việc chăm sóc hơn.

Trung tâm cây giống – vườn ươm Eakmat.

Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak.

Số điện thoại: 0966.25.17.86 – Email: giongcayeakmat.com@gmail.com

Cung cấp những cây giống đầu dòng tốt nhất cho bà con trồng cây ăn quả tại Việt Nam.