Nấm Phytophthora một loại nấm gây bệnh nguy hiểm cho cây sau rieng dona chúng ký sinh dưới lòng đất chờ điều kiện thuận lợi phát triển mạnh và gây bệnh cho cây. Bệnh do loài nấm này gây ra là những bệnh như thối rễ, xì mũ, chảy nhựa cây, nứt thân…làm thế nào để xử lý triệt để loài nấm gây bệnh đáng sợ này trước hết bà con hãy trang bị cho mình những kiến thức vững chắc về triệu chứng biểu hiện của bệnh để phát hiện bệnh khi vừa mới chớm và xử lý kịp thời và trong đó biện pháp sinh học phòng ngừa luôn được đề cao hàng đầu. Tắt cả những điều này hộ trồng nào chưa có kinh nghiệm, kiến thức thì tham khảo qua những điều chia sẽ bổ ích bên dưới nhé!
Những triệu chứng biểu hiện trên cây sầu riêng khi nấm Phytophthora sp tấn công
Nấm Phytophthora sp tấn công gây hại sầu riêng ngay từ khi cây ở trong giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản lẫn kinh doanh. Vị trí gây hại là thân, lá, hoa, quả và cả rễ nữa.
Biểu hiện trên rễ: Sầu riêng được trồng tại những vùng đất ẩm thấp không có hệ thống thoát nước tốt rất dễ bị nấm Phytophthora tấn công gây hại. Khi chúng tấn công rễ non sẽ có màu đen chết dần và làm cho cây sinh trưởng chậm lại. Tiếp theo nấm tiếp tục tấn công lên phần thân cây làm chảy nhựa thân và lá chuyển sang màu vàng dần dần cây không phát triển và chết đi.
Biểu hiện trên thân cành: Nấm lây lan dần từ cành này sang cành khác làm chảy nhựa vỏ cây những vết nhựa ướt này có màu nâu. Vỏ cây cùng thân gỗ bên dưới đổi màu cạo lớp võ phần gỗ bên trong có màu nâu sẫm chạy dọc hết phần thân cây.
Biểu hiện trên lá: Đầu tiên là những đốm màu đen nâu xuất hiện khắp nơi trên bề mặt lá chúng lan chuyển rất nhanh ban đầu có màu vàng sau đó chuyển thành màu nâu. Dần dần lá nhũn khô lại rồi rụng đi từng cành một.
Biểu hiện trên quả: Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện một chấm nhỏ có màu nâu đen chạy dọc theo cuống trái sau đó lan rộng ra thành hình trong. Khi trái già vết bệnh nứt ra toàn bộ thịt bên trong quả đã bị thối đen hoàn toàn có những.
Biện pháp phòng ngừa bệnh do nấm Phytophthora gây ra
Với những vườn sầu riêng chưa bị bệnh hay chỉ mới chớm bệnh nằm ở mức độ nhẹ thì áp dụng biện pháp sau
- Biện pháp canh tác: Chọn vùng đất khô thoáng có khả năng thoát nước tốt hoặc đánh rãnh không bị ứ động nước sau mỗi đợt mưa lớn.
- Mật độ trồng cây thích hợp để vườn có độ thông thoáng có ánh nắng chiếu vào giảm độ ẩm thấp cho vườn cây.
- Bón phân hóa học NPK với liều lượng vừa đủ và phân chuồng trước khi bón cần phải được ủ cho hoai mục có pha thêm chế phẩm sinh học có ích có khả năng kháng nấm gây bệnh. Khi bón phân không được bón trực tiếp lên bộ phận rễ cây vì như vậy khiến cây rất dễ bị ngộ độc.
- Thăm ruộng vườn thường xuyên, nhặt sạch và thu gom hết các tàn dư của cây mang ra khỏi vườn tiêu hủy, cắt tỉa thường xuyên những tán cây nằm sát mặt đất, làm cỏ và làm vườn thường xuyên tạo độ thông thoáng cho toàn bộ vườn cây.
- Trước mùa mưa nên rắc vôi cho vườn chú trọng đến các rãnh thoát nước, liều lượng rắc là 1 tấn/ 1 ha.
- Áp dụng biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng với những loại nấm chuyên gây bệnh hại cây sầu riêng như Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces. Những chế phẩm sinh học này nên bón kết hợp cùng với những đợt bón phân cho sầu riêng.
- Biện pháp hóa học: Dùng kết hợp với nhiều biện pháp sau
+ Quét gốc: Dùng vôi nước để quét lên gốc cây hoặc là bôi dung dịch Bordeaux lên gốc thời điểm bôi là đầu mùa mưa với cuối mừa mưa, khoảng cách bôi từ 1m trở xuống, việc làm này sẽ tránh nấm Phytophthora sp xâm nhập từ đất lên cây.
+ Bôi thuốc: Những cây vết bệnh mới chớm như thâm đen, chảy mũ hãy dùng dao cắt bỏ đi phần mô bị chết sau đó bôi dung dịch thuốc gốc đồng có chứa các hoạt chất như Metalaxyl, Mancozeb, Fosetyl-aluminium lên mặt cắt để trừ bệnh, thời điểm thực hiện việc bôi thuốc khi thời tiết khô ráo thuận lợi.
+ Phun thuốc: Khi thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh phát triển thì ngay lập tức nên phun các loại thuốc gốc đồng như: Mancozeb, Metalaxyl, Propineb để ngăn chặn sự sinh sôi phát triển mạnh của chúng. Nếu thời tiết mưa kéo dài nên phun thêm lần nữa cách lần phun đầu 1 tuần.
Với vườn sầu riêng bị nhiễm bệnh nặng
- Hạn chế bón phân hay phun thuốc kích thích cho cây ra hoa đậu trái.
- Những vết bệnh xuất hiện trên vỏ cạo bõ lớp võ ngoài rồi quét thuốc lên, loại thuốc bảo vệ thực vật là Metalaxyl bôi lên phần đã cạo. Cành khô cần cưa bỏ bôi vôi lên vết cưa.
- Xử lý bệnh trên lá dùng thuốc gốc đồng chứa hoạt chất Fosetyl-aluminium, Cymoxanil, Propamocarb.HCL. Các loại thuốc trước khi dùng độc kỹ hướng dẫn sử dụng về nồng độ và liều lượng.
Hãy áp dụng ngay những biện pháp ngăn ngừa bệnh và phòng trừ bệnh bên trên cho vườn sầu riêng của mình. Để cây phát triển tốt cho năng suất cao trong mỗi vụ thu hoạch hàng năm đem lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình mình nhé.